Trung tâm Thư viện – Những câu hỏi thường gặp

 

1.   Thời gian phục vụ của Thư viện như thế nào?

Trả lời:

-   Phòng đọc: Thứ Hai - Thứ Bảy từ 06 giờ 45  - 20 giờ 30;

-   Phòng mượn:

+ Thứ Hai - Thứ Sáu từ 06 giờ 45 - 20 giờ 00;
+ Thứ Bảy:  Buổi sáng từ 07 giờ 00 - 11 giờ 30;

                  Buổi chiều từ 13giờ 00 - 16 giờ 30;

-   Phòng giáo trình:  Thứ Hai - Thứ Sáu từ 07 giờ 45 - 17 giờ 30;

-   Phòng photocopy: Buổi sáng từ 07 giờ 00 - 11 giờ 30;

                                       Buổi chiều từ 13giờ 00 - 16 giờ 30

2.   Khi cần hỗ trợ thông tin hoặc giải đáp các thắc mắc thì liên hệ với ai, ở đâu và thông qua hình thức nào?

Trả lời: Khi có yêu cầu thông tin hoặc cần hỗ trợ, bạn liên hệ với thư viện qua:

-  Địa chỉ email: thuvienhufi@yahoo.com;

-  Hộp thư góp ý đặt tại phòng đọc hoặc trên trang Web thư viện;

-  Liên hệ trực tiếp với cán bộ thư viện tại văn phòng Trung tâm (tầng trệt, nhà E – 140 Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM)

-  Điện thoại: (08) 38161673  - 137

3.   Để có Thẻ thư viện phải làm sao?

Trả lời:

-  Đối với bạn đọc trong trường, thẻ sinh viên/học viên/cán bộ đồng thời là Thẻ thư viện. Bạn đọc liên hệ Phòng Công tác chính trị & HSSV (tầng trệt, nhà F) để được cấp thẻ.

-  Đối với độc giả ngoài trường, Thẻ thư viện là thẻ do Thư viện cấp khi đăng ký làm thẻ và sử dụng thư viện. Để đăng ký làm thẻ, bạn đọc liên hệ trực tiếp tại phòng đọc (tầng trệt, nhà E)

     Bạn đọc có trách nhiệm giữ thẻ cẩn thận và không cho người khác mượn thẻ. Khi bị mất hoặc bị hư hỏng, bạn đọc liên hệ với thư viện để được hướng dẫn làm lại thẻ.

4.  Tìm hiểu nội quy, quy định và quy trình mượn/trả sách của thư viện ở đâu?

Trả lời: Bạn đọc vui lòng đọc nội quy, quy định và quy trình mượn/trả sách của thư viện:

-  Tại trang Web thư viện http://thuvien.hufi.vn/ mục “Bạn cần biết”

-  Trong Sổ tay sinh viên, mục “Quy định thư viện”

-  Tại sảnh trước phòng đọc của Thư viện.

5.  Cần làm thủ tục gì để được sử dụng Thư viện?

Trả lời:

-  Đối với bạn đọc trong trường, khi vào thư viện phải mặc đồng phục theo quy định của trường và mang theo Thẻ sinh viên/học viên/cán bộ. Thẻ này được dùng để đọc tài liệu tại chỗ. Bạn đọc là nhân viên cơ hữu của trường hoặc sinh viên/học viên có đóng tiền thế chân thì được mượn tài liệu về nhà

-  Đối với độc giả ngoài trường, muốn sử dụng Thư viện yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân hợp lệ và chỉ được đọc tại chỗ.

6.  Mượn sách của thư viện có phải trả tiền không? Muốn mượn sách thư viện về nhà phải làm như thế nào? Mỗi lần mượn được mấy cuốn và thời gian bao lâu?

Trả lời:

Thư viện cho bạn đọc mượn sách miễn phí. Tuy nhiên, để mượn sách về nhà, bạn đọc cần xuất trình Thẻ sinh viên/học viên và đóng tiền thế chân mượn sách là 100.000đ (trong lần mượn đầu tiên) và sẽ được kích hoạt thẻ để mượn trong vòng 2 ngày làm việc. Tiền thế chân sẽ được trả lại khi sinh viên/học viên ra trường hoặc không còn nhu cầu mượn sách một thời gian dài. Thư viện không giải quyết việc bạn đọc thường xuyên nộp tiền thế chân để kích hoạt thẻ và rút ra nộp vào.

      Bạn đọc được mượn sách tối đa 3 quyển trong số tiền đóng thế chân. Thời gian được mượn: 10 ngày. Thời gian cho mỗi lần gia hạn: 10 ngày (không hạn chế số lần gia hạn nếu sách đó còn trong kho; không gia hạn nếu sách đó trong kho đã hết).

7.  Nếu trả sách trễ hạn phải nộp phạt như thế nào?

Trả lời: Giữ sách quá hạn bạn đọc phải thanh toán lệ phí quá hạn là:

-  Tài liệu mượn về nhà (có nhãn sách màu trắng) 1.000đ/tài liệu/ngày;

-  Tài liệu mượn đọc trong ngày (có nhãn sách màu cam) 5.000đ/tài liệu/ngày.

8.  Nếu làm mất sách thư viện thì phải làm sao?

Trả lời: Nếu làm mất sách thư viện bạn đọc thực hiện bồi hoàn như sau:

-  Đối với tài liệu còn lưu hành trên thị trường, bạn đọc phải tự mua đền lại thư viện đúng tài liệu làm mất: cùng nhan đề, cùng tác giả, cùng nhà xuất bản, cùng năm xuất bản (hoặc năm xuất bản mới hơn)

-  Đối với tài liệu mua, tặng đã cũ, không còn lưu hành trên thị trường:

+   Tài liệu có giá trên bìa: Bạn đọc phải đền tiền gấp 3 lần giá tiền ghi trên bìa đối với sách việt ngữ; gấp 2 lần giá tiền ghi trên bìa đối với sách ngoại văn (Tỷ giá được tính vào thời điểm bạn đọc nộp tiền đền).
+  Tài liệu không có giá trên bìa: Bạn đọc phải đền tiền theo số trang sách là 300 đồng/1 trang sách việt ngữ; 4.000 đồng/1 trang sách ngoại văn.

        Ngoài việc đền bù, bạn đọc phải đóng 20.000 đồng/1 quyển sách cho chi phí xử lý kỹ thuật (nhãn, dấu, mã vạch,...).

       Lưu ý, khi làm mất sách bạn đọc phải báo ngay cho Thư viện. Nếu bạn đọc báo sau thời hạn trả tài liệu thì phải chịu khoản tiền phạt mượn quá hạn theo quy định. 

9.  Khi phát hiện tài liệu đang mượn đã bị rách, mất trang, ghi bẩn thì làm sao?

Trả lời: Khi nhận tài liệu hoặc chọn tài liệu trên kệ phát hiện tài liệu bị rách, mất trang,…phải báo ngay cho thủ thư để không phải chịu trách nhiệm về những trang bị mất. Đối với trường hợp của bạn phải chịu bồi thường theo quy định.

10. Muốn xem ngày trả sách hoặc quá hạn trả sách thì vào đâu để xem?

 Trả lời: Để xem các thông tin về mượn sách, ngày trả sách hoặc quá hạn bạn vào địa chỉ http://thuvien.hufi.vn chọn mục “Thông tin độc giả”. Tài khoản đăng nhập là mã số sinh/học viên.

11. Đã trả sách cho thư viện nhưng sao khi kiểm tra thông tin mượn/trả của mình vẫn thấy còn nợ cuốn sách đó?

Trả lời: Mỗi cuốn sách có một mã số đăng ký riêng (thể hiện bằng mã vạch dán trên bìa sách). Phần mềm lưu thông tin ngày mượn của bạn đọc kèm mã số của cuốn sách. Mặc dù bạn đã mang trả sách nhưng không đúng mã số của cuốn sách mà bạn đã mượn. Cuốn sách bạn đã trả được ghi trả cho một bạn khác (do bạn cầm nhầm cuốn có cùng tựa sách của bạn  khác).

Bạn liên hệ trực tiếp với cán bộ thư viện tại phòng mượn để được kiểm tra thông tin.

12. Muốn tham khảo giáo trình do thầy cô ở trường biên soạn thì làm sao?

Trả lời: Hiện nay giáo trình do thầy cô ở trường biên soạn được xuất bản dưới dạng bản in và được phát hành tại phòng giáo trình (đối diện nhà F, tầng trệt), các bạn liên hệ mua giáo trình từ 7:00 – 17:30 từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần.

13. Có thể sao chụp tài liệu trong thư viện được không? Khi cần sao chụp tài liệu phải làm thế nào?

Trả lời: Bạn đọc có nhu cầu sao chụp tài liệu trong thư viện cần liên hệ với thủ thư và sao chụp theo quy định của thư viện:

- Sách, tài liệu tham khảo, giáo trình: được phép sao chụp 10% nội dung của tài liệu. Riêng đối với tài liệu quý hiếm, tài liệu đang bị hư hỏng, tài liệu in dạng tờ rời không được mượn ra ngoài sao chụp.

-  Báo – tạp chí: được phép sao chụp 100% nội dung của tài liệu.

-  Luận văn/luận án, đề tài nghiên cứu không được mang ra ngoài sao chụp. Bạn đọc chỉ được yêu cầu photocopy/scan/in 10% nội dung của tài liệu.

14. Làm sao biết thư viện có những tên báo, tạp chí mình cần hay không?

Trả lời:  Để biết thư viện có những tên báo, tạp chí mình cần hay không, bạn có thể tra cứu trên mục lục trực tuyến, các cơ sỡ dữ liệu của thư viện hoặc liên hệ trực tiếp cán bộ phòng Báo – tạp chí (tầng trệt, nhà E) để được hướng dẫn hoặc tự chọn báo, tạp chí ngay trên kệ.

15. Muốn đề xuất bổ sung tài liệu cho thư viện có được không và bằng cách nào?

Trả lời: Rất hoan nghênh bạn đọc có ý kiến đóng góp xây dựng thư viện. Để gửi yêu cầu thư viện mua sách, bạn vào địa chỉ http://thuvien.hufi.vn chọn mục “Bổ sung tài liệu theo yêu cầu”, điền thông tin vào phiếu yêu cầu trực tuyến và gửi cho thư viện.

Lưu ý:  Bạn đọc gửi yêu cầu thư viện mua những tên sách mà bạn đọc cần tham khảo, nghiên cứu,… nhưng nguồn thư viện chưa có hoặc có nhưng số lượng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các bạn. Những tài liệu được chọn mua sẽ giới thiệu trên Website thư viện: “Danh mục sách mới”.

16. Làm cách nào để sử dụng Thư viện số của thư viện?

Trả lời: Để sử dụng thư viện số HUFI bạn đọc truy cập http://thuvien.hufi.vn chọn mục “Thư viện số” hoặc http://thuvienso.cntp.edu.vn

Tài khoản đăng nhập:  Tên đăng nhập  =  Mã số sinh viên;   Mật khẩu  =  Mã số sinh viên.

17. Làm thế nào để tìm tài liệu trong thư viện?

Trả lời: Bạn đọc tra cứu, truy cập và sử dụng hiệu quả các nguồn tư liệu có trong thư viện thông qua http://thuvien.hufi.vn

     -  Để tìm sách in có trong kho sách thư viện, bạn  vào mục “Tra cứu Tài liệu” → “Mục lục Thư viện” → “Thư viện HUFI (OPAC)”. Việc tra cứu này giúp bạn đọc tiếp cận kho sách từ xa mà không cần đến thư viện.

     -  Mục “Thư viện điện tử” có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, là đường dẫn đến nguồn tài liệu nội sinh của HUFI, các CSDL mua quyền truy cập và các nguồn học liệu miễn phí của các trường đại học trong và ngoài nước.

    -  Mục “ Thư viện số” để tìm tài liệu điện tử như giáo trình, ebook, luận văn, bài giảng điện tử, báo cáo,... thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Các thông tin này có thể được truy cập 24/24 tại máy tính bất kỳ có kết nối Internet. Tài khoản truy cập bạn đọc xem trong Sổ tay Sinh viên “Mục Xem, download tài liệu điện tử” hoặc liên hệ trực tiếp tại phòng đọc của thư viện.

18. Làm thế nào để xem và download được luận văn, luận án, báo cáo khoa khọc của trường?

Trả lời: Đây là nguồn tài liệu nội sinh của trường. Tại “Cổng tra cứu và truy cập thông tin” ở giao diện chính website, Thư viện chỉ giới thiệu đến bạn đọc trang bìa, mục lục, giới thiệu hoặc tóm tắt (nếu có) của tài liệu. Nếu muốn xem, download nguồn tài liệu này bạn đọc liên hệ trực tiếp tại quầy thông tin của thư viện để được hướng dẫn và đọc tại phòng máy của thư viện.

19. Có thể sử dụng máy tính, mạng internet tại thư viện không?

Trả lời: Tại thư viện có một số máy tính để bàn có nối mạng Internet để đọc tài liệu điện tử và truy cập thông tin mạng miễn phí. Bên cạnh đó, bạn đọc có thể mang máy tính xách tay và sử dụng WIFI tại phòng đọc thư viện và khuôn viên trường.

20. Tại sao vào thư viện mượn/trả sách phải mặc đồng phục trong khi đã phải xuất trình Thẻ sinh viên ?

Trả lời: Việc sinh viên đến trường mặc đồng phục là thực hiện theo quy định của Nhà trường. Tuy nhiên, để vấn đề đồng phục không trở thành rào cản cho các bạn khi đến với thư viện, các bạn có thể mặc một trong các loại đồng phục được quy định tại mục “Quy định mặc đồng phục” trong  Sổ tay Sinh viên.